Các bước cơ bản thiết kế tủ điện và đi dây
- Thứ sáu - 22/01/2021 08:08
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Anh em trên thực tế khi đươc giao thiết kế 1 tủ điện hoàn chỉnh từ a-z thường gặp khó khăn đó là bị rối, không biết bắt đầu từ đâu, các bước cụ thể như thế nào.
Với môt người chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa tham gia nhiều dự án thực tế thì việc đứng trước đầu việc như vậy mà không biết làm gì trước, làm gì sau là điều dễ hiểu.
Vì vậy chủ đề bài hôm nay sẽ về quy trình tiêu chuẩn 5 bước thiết kế & đi dây tủ điện cho anh em nào cần.
Bước 1: Tính toán thông số kỹ thuật để lựa chọn các thiết bị cần thiết
- Khi tính toán, cần cân đối giữa bài toán kỹ thuật và kinh tế, không lựa chọn giá trị thiết bị quá cao so với cần thiết vì sẽ ảnh hưởng tới giá thành của sản phẩm khi hoàn thiện.
Bước 2: Vẽ sơ đồ bố trí thiết bị, sơ đồ nguyên lý hoạt động
- Tủ điện cần thiết kế đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết nhưng cũng cần phải được tối ưu trong thiết kế nhằm giảm vật tư, giá thành cấu thành sản phẩm.
- Khi thiết kế, cần lưu ý tới quá trình mở rộng, hay sự thay đổi của hệ thống thiết bị trong tương lai.
Bước 3: Gia công, lắp đặt phần vỏ tủ
- Bước tiếp theo là lựa chọn vỏ tủ điện để chứa các thiết bị trong đó.
- Khi lắp đặt thiết bị lên vỏ tủ điện, cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Các thiết bị như đèn báo nguồn, đồng hồ đo dòng điện, điện áp, đồng hồ chỉ thị đặt ở phía trên cao.
- Các thiết bị điều khiển (Nút nhấn, công tắc) đặt phía dưới.
- Cần phân bố các nút nhấn, công tắc cùng điều khiển 1 thiết bị trên cùng 1 hàng (ngang hoặc dọc ) để thuận tiện cho quá trình vận hành.
Bước 4: Sắp xếp các thiết bị bên trong tủ
- Việc sắp xếp thiết bị nên phân thành từng nhóm như sau:
- Nhóm thiết bị điều khiển hay đặt cùng nhau, góc phía trên ( Các rơ le bảo vệ, rơ le trung gian, bộ điều khiển, cảm biến).
- Nhóm khí cụ điện đóng cắt đặt cùng 1 hàng phía dưới (Aptomat, Contactor, khởi động từ.)
- Aptomat tổng (Cấp nguồn cho hệ thống) đặt ở trung tâm tủ điện (hoặc đặt ở góc cao bên trái) sao cho thuận tiện trong quá trình vận hành, thao tác.
- Cầu đấu đặt ở phía dưới cùng để thuận tiện cho quá trình đấu dây vào/ ra tủ điện
Bước 5: Đấu dây dẫn điện
- Dây dẫn giữa các thiết bị điện cần được kết nối một cách khoa học, gọn gàng.
- Đầu cốt phải được phân màu (đỏ, vàng, xanh, đen …) và được đánh số thứ tự để dễ dàng kiểm soát và sửa chữa sau này.
- Với dây tín hiệu có độ nhạy cao (dây dẫn encoder, dây truyền thông …) thì phải có vỏ bọc chống nhiễu.
- Nên đấu dây phần mạch động lực trước sau đó mới tới dây phần điều khiển
- Dây điều khiển và dây mạch lực phải đi vuông góc nhau và tuân theo tiêu chuẩn
Sau khi tiến hành đấu nối dây điện cho tủ điện xong thì các bạn nên kiểm tra lại thật kỹ lưỡng hệ thống trước khi cho nguồn điện vào để tủ có thể hoạt động. Nên chạy không tải trước nhằm phát hiện các sai sót trước khi đấu tải vào trong tủ điện.