Lịch sử ngày phụ nữ Việt Nam 20/10
- Thứ hai - 09/10/2017 13:22
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Đất nước Việt Nam vốn là một đất nước với nền văn minh nông nghiệp, dựa trên nền tảng nghề trồng lúa nước và thủ công nghiệp nên phụ nữ Việt Nam đã trở thành lực lượng lao động chính. Bên cạnh đó, nước ta luôn luôn bị kẻ thù xâm lược, đời sống nghèo khổ. Từ thực tế đó mà người phụ nữ Việt Nam có bản sắc phong cách riêng: họ là những chiến sĩ chống ngoại xâm kiên cường dũng cảm; là người lao động cần cù, sáng tạo, thông minh; là người giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn, phát triển bản sắc và tinh hoa văn hoá dân tộc; là những người mẹ dịu hiền, đảm đang, trung hậu đã sản sinh ra những thế hệ anh hùng của dân tộc anh hùng.
Trong chế độ phong kiến và đế quốc, phụ nữ là lớp người bị áp bức, bóc lột, chịu nhiều bất công nhất nên luôn có yêu cầu được giải phóng và sẵn sàng đi theo cách mạng. Ngay từ những ngày đầu chống Pháp, phụ nữ đã tham gia đông đảo vào phong trào Cần Vương, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Du, còn có nhiều phụ nữ nổi tiếng tham gia vào các tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Hoàng Thị Ái, Thái Thị Bôi, Tôn Thị Quế, Nguyễn Thị Minh Khai...
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Do đó mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Từ khi ra đời đến nay, dưới sự lãnh đạo dìu dắt của Đảng, tổ chức Hội phụ nữ được rèn luyện, trưởng thành qua từng thời kỳ cách mạng gắn liền với sự lớn mạnh và phát triển của cách mạng Việt Nam, với nhiều tên gọi khác nhau cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Đó là: Hội phụ nữ giải phóng (1930-1931); Hội phụ nữ dân chủ (1936-1939); Hội phụ nữ Phản đế (1939-1941); Đoàn phụ nữ Cứu quốc (1941-1945); Hội LHPN Việt Nam (từ 1946 đến nay). Từ đây phụ nữ Việt Nam đã có tổ chức của riêng mình, có vị thế trong lịch sử dân tộc.
Ngay sau khi ra đời tổ chức Hội phụ nữ đã tuyên truyền giác ngộ quần chúng, xây dựng cơ sở Đảng, làm giao thông liên lạc từng bước phát động chị em tham gia đấu tranh chống bọn chủ bóc lột, đòi quyền lợi hàng ngày, tham gia rải truyền đơn, diễn thuyết, cắm cờ cách mạng, tiến lên khởi nghĩa cướp chính quyền góp phần to lớn làm nên cuộc cách mạng Tháng 8/1945 thành công. Từ đây mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho toàn dân tộc, đem đến sự đổi mới cho phụ nữ từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ xã hội phát huy tài năng tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội...
Không chỉ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà ngay đời sống hàng ngày, phụ nữ Việt Nam đều có vị trí, vai trò to lớn. Hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam đã đóng góp những chiến công to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và nay trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày nay, khi đất nước bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, phụ nữ Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ điển hình cho phong trào “phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
“Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ trách nhiệm của công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính”, đó là quan điểm xuyên suốt của Đảng đối với công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Đặc biệt, trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước. Xuất phát từ ý nghĩa đó, Đề án “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH” đã được triển khai từ năm 2010. Đến nay, việc tuyên truyền, giáo dục 4 phẩm chất đạo đức “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ ) và phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động đã triển khai tới 100% Công đoàn cơ sở và từng cá nhân nữ đoàn viên Công đoàn.
Trong những tấm gương điển hình về người phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà” không thể không nhắc đến TS Nguyễn Thị Kim Nguyên – PHT nhà trường; Cô Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa GDCT và TC; Cô Đặng Thị Hồng Yến – Trưởng p.TCKT… Những người phụ nữ nêu trên chỉ là những điển hình trong số hàng trăm phụ nữ trong trường Đại học Sao Đỏ, đã và đang làm việc cống hiến cho nhà trường, cho xã hội, mà vẫn đảm bảo tốt công việc gia đình. Việc phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày nay, những tấm gương phụ nữ điển hình trên đã và đang góp phần tích cực vào việc gìn giữ và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, bảo đảm quyền bình đẳng giới, nâng cao vai trò người phụ nữ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu về sự phát triển của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Đông Dương thành lập. Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã ghi: “Nam nữ bình quyền”. Đảng sớm nhận rõ, phụ nữ là lực lượng quan trọng của cách mạng và đề ra nhiệm vụ: Đảng phải giải phóng phụ nữ, gắn liền giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp với giải phóng phụ nữ. Đảng đặt ra: Phụ nữ phải tham gia các đoàn thể cách mạng (công hội, nông hội) và thành lập tổ chức riêng cho phụ nữ để lôi cuốn các tầng lớp phụ nữ tham gia cách mạng.
Do đó mà ngày 20/10/1930, Hội Liên hiệp Phụ nữ chính thức được thành lập. Sự kiện lịch sử này thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng đối với vai trò của phụ nữ trong cách mạng, đối với tổ chức phụ nữ, đối với sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Từ khi ra đời đến nay, dưới sự lãnh đạo dìu dắt của Đảng, tổ chức Hội phụ nữ được rèn luyện, trưởng thành qua từng thời kỳ cách mạng gắn liền với sự lớn mạnh và phát triển của cách mạng Việt Nam, với nhiều tên gọi khác nhau cho phù hợp với từng giai đoạn cách mạng. Đó là: Hội phụ nữ giải phóng (1930-1931); Hội phụ nữ dân chủ (1936-1939); Hội phụ nữ Phản đế (1939-1941); Đoàn phụ nữ Cứu quốc (1941-1945); Hội LHPN Việt Nam (từ 1946 đến nay). Từ đây phụ nữ Việt Nam đã có tổ chức của riêng mình, có vị thế trong lịch sử dân tộc.
Ngay sau khi ra đời tổ chức Hội phụ nữ đã tuyên truyền giác ngộ quần chúng, xây dựng cơ sở Đảng, làm giao thông liên lạc từng bước phát động chị em tham gia đấu tranh chống bọn chủ bóc lột, đòi quyền lợi hàng ngày, tham gia rải truyền đơn, diễn thuyết, cắm cờ cách mạng, tiến lên khởi nghĩa cướp chính quyền góp phần to lớn làm nên cuộc cách mạng Tháng 8/1945 thành công. Từ đây mở ra kỷ nguyên độc lập tự do cho toàn dân tộc, đem đến sự đổi mới cho phụ nữ từ thân phận nô lệ trở thành người làm chủ xã hội phát huy tài năng tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội...
Không chỉ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc mà ngay đời sống hàng ngày, phụ nữ Việt Nam đều có vị trí, vai trò to lớn. Hơn 80 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, phụ nữ Việt Nam đã đóng góp những chiến công to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc và nay trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày nay, khi đất nước bước vào kỷ nguyên toàn cầu hóa, xây dựng nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, phụ nữ Việt Nam đã thể hiện rõ vai trò, khả năng, sức sáng tạo trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đóng góp to lớn vào sự phát triển của đất nước, xuất hiện nhiều tấm gương phụ nữ điển hình cho phong trào “phụ nữ giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
“Xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ trách nhiệm của công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính”, đó là quan điểm xuyên suốt của Đảng đối với công tác phụ nữ và bình đẳng giới. Đặc biệt, trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) đất nước. Xuất phát từ ý nghĩa đó, Đề án “Tuyên truyền giáo dục phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH” đã được triển khai từ năm 2010. Đến nay, việc tuyên truyền, giáo dục 4 phẩm chất đạo đức “tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang” gắn với công tác vận động nữ công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ ) và phong trào thi đua “Giỏi việc nước, đảm việc nhà” trong nữ công nhân viên chức lao động đã triển khai tới 100% Công đoàn cơ sở và từng cá nhân nữ đoàn viên Công đoàn.
Trong những tấm gương điển hình về người phụ nữ “giỏi việc nước, đảm việc nhà” không thể không nhắc đến TS Nguyễn Thị Kim Nguyên – PHT nhà trường; Cô Phạm Thị Hồng Hoa – Trưởng khoa GDCT và TC; Cô Đặng Thị Hồng Yến – Trưởng p.TCKT… Những người phụ nữ nêu trên chỉ là những điển hình trong số hàng trăm phụ nữ trong trường Đại học Sao Đỏ, đã và đang làm việc cống hiến cho nhà trường, cho xã hội, mà vẫn đảm bảo tốt công việc gia đình. Việc phát huy vai trò của phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày nay, những tấm gương phụ nữ điển hình trên đã và đang góp phần tích cực vào việc gìn giữ và phát huy những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, bảo đảm quyền bình đẳng giới, nâng cao vai trò người phụ nữ, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu về sự phát triển của nhà trường, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.