Bài xã luận của lớp DK13-TDH3
- Thứ ba - 12/11/2024 20:45
- In ra
- Đóng cửa sổ này
Chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11
“Muốn sang thì bắt cầu kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
“Muốn sang thì bắt cầu kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”
Câu ca dao trên chính là sự đúc kết kinh nghiệm ngàn đời của ông bà ta để lại, nhắc nhở con cháu phải "tôn sư trọng đạo". Bất cứ ai cũng biết, thuộc, hiểu ý nghĩa của câu ca dao trên nhưng đôi lúc đã quên mất cái đạo làm người đơn giản ấy. Có đôi lúc tôi cũng như bạn đã đối xử không đúng mực với những người thầy, người cô đã dìu dắt chúng ta lên người. Là một người Việt Nam chúng ta không thể nào quên truyền thống tôn sư trọng đạo mà ông cha ta đã truyền dạy từ bao đời nay. Chính thầy cô đã chắp cánh cho những ước mơ của chúng ta bay cao, bay xa và cung cấp hành trang kiến thức cho chúng ta bước vào đời và giúp chúng ta thành công trên con đường học vấn. Vì thế mà năm 1957, Liên hiệp Quốc tế Các công đoàn giáo dục (FISE) mà Việt Nam là một thành viên, quyết định lấy 20/11 làm ngày "Quốc tế hiến chương các nhà giáo".Lần đầu tiên ngày "quốc tế hiến chương các nhà giáo" được tổ chức tại Việt Nam là vào năm 1958, ở miền Bắc. Khi Việt Nam thống nhất, ngày này trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên "Ngày Nhà giáo Việt Nam". Dân tộc ta có truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”; “tôn sư trọng đạo”, truyền thống tốt đẹp đó đã trở thành một đạo lý cao cả, thiêng liêng thấm sâu vào trong nhận thức, tình cảm của mỗi người dân Việt Nam.Kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam là một dịp để xã hội tôn vinh những người đã và đang công tác trong ngành Giáo dục, những người vẫn miệt mài ngày đêm với sự nghiệp trồng người. Ngày 20/11 từ lâu đã trở thành ngày hội lớn được cả xã hội đặc biệt quan tâm. Với ý nghĩa cao quý bắt nguồn từ truyền thống tôn sư trọng đạo và những giá trị văn hoá ngàn đời của dân tộc ta.Toàn xã hội hướng về và dành cho các thầy giáo, cô giáo những tình cảm trân trọng quý mến và biết ơn, đó chính là món quà tinh thần vô giá cho tất cả thầy giáo, cô giáo.
Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng chung một cảm xúc trào dâng, một niềm xốn xang về những kỉ niệm:
Năm nào cũng vậy, cứ gần đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, trong mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng chung một cảm xúc trào dâng, một niềm xốn xang về những kỉ niệm:
“Có một nghề bụi phấn bám đầy tay
Người ta bảo là nghề cao quý nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Nhưng nở cho đời những đóa hoa thơm”.
Người ta bảo là nghề cao quý nhất
Có một nghề không trồng cây vào đất
Nhưng nở cho đời những đóa hoa thơm”.
Kính trọng thầy cô giáo là nét đẹp của dân tộc Việt Nam. Có thể nói, cha mẹ sinh ra và nuôi dưỡng ta khôn lớn, nhưng người khai tâm, khai trí, truyền thụ kiến thức, giúp ta nên người phần lớn là công lao của thầy, cô giáo. Công ơn của thầy cô lớn lao không kém công ơn sinh thành của cha mẹ.
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó tạo ra con người sáng tạo".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”, Người còn khẳng định“Nhiệm vụ giáo dục rất vất vả nhưng thật vẻ vang, không có thầy cô giáo thì không có giáo dục”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người thầy giáo tốt phải là người không những giỏi về chuyên môn, còn phải thật thà, yêu nghề của mình, có yêu nghề của mình bao nhiêu thì mới yêu quý học sinh bấy nhiêu.
Lúc sinh thời Bác Hồ đã từng dạy "Vì lợi ích 10 năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Chúng ta đều đã biết "Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai"; hạnh phúc của mỗi gia đình, sự phồn vinh của xã hội là đều trông chờ ở công học tập của các thế hệ học sinh.
Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, đội ngũ giáo viên không ngừng cải tiến, đổi phương pháp dạy học. Mỗi giáo viên không ngừng tự học tập, nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực của bản thân và đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Dạy tốt – Phục vụ tốt” trong cán bộ, viên chức giảng viên và phong trào “Học tập tốt – Rèn luyện tốt” của sinh viên, ngay trong đầu tháng 11, các hoạt động đã được triển khai theo kế hoạch và được cán bộ, viên chức giảng viên và sinh viên nhiệt tình hưởng ứng.
Phong trào thi đua “Dạy tốt – Phục vụ tốt” trong cán bộ, viên chức, giảng viên diễn ra vô cùng sôi động. Giảng viên tích cực đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp giảng dạy, miệt mài nghiên cứu tài liệu, cập nhật kiến thức mới để có những tiết giảng hay, khơi dậy tinh thần học tập và sáng tạo của sinh viên. Trong khuôn khổ của Hội thi giảng viên dạy giỏi năm học 2023-2024, tháng 11 đã diễn ra các tiết giảng mẫu của giảng viên các khoa: Cơ khí, Công nghệ thông tin,... Các bài giảng được chuẩn bị công phu, áp dụng công nghệ linh hoạt và sáng tạo, với phong thái tự tin, các giảng viên đã thể hiện tốt năng lực chuyên môn cũng như phương pháp sư phạm trong tiết giảng. Cùng với đó là các hoạt động chuyên môn như: tổ chức hội thảo khoa học cấp khoa, cấp bộ môn; chuẩn bị các nội dung cho hoạt động đánh giá năng lực thực hành, thực nghiệm của giảng viên; nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường đang được hoàn thiện,…
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất vì nó tạo ra con người sáng tạo".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Người thầy giáo tốt, thầy giáo xứng đáng là thầy giáo, là người vẻ vang nhất, những thầy giáo tốt là anh hùng vô danh”, Người còn khẳng định“Nhiệm vụ giáo dục rất vất vả nhưng thật vẻ vang, không có thầy cô giáo thì không có giáo dục”. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, người thầy giáo tốt phải là người không những giỏi về chuyên môn, còn phải thật thà, yêu nghề của mình, có yêu nghề của mình bao nhiêu thì mới yêu quý học sinh bấy nhiêu.
Lúc sinh thời Bác Hồ đã từng dạy "Vì lợi ích 10 năm phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm phải trồng người". Chúng ta đều đã biết "Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai"; hạnh phúc của mỗi gia đình, sự phồn vinh của xã hội là đều trông chờ ở công học tập của các thế hệ học sinh.
Trước yêu cầu đổi mới của sự nghiệp giáo dục, đội ngũ giáo viên không ngừng cải tiến, đổi phương pháp dạy học. Mỗi giáo viên không ngừng tự học tập, nghiên cứu, tự bồi dưỡng để nâng cao năng lực của bản thân và đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Dạy tốt – Phục vụ tốt” trong cán bộ, viên chức giảng viên và phong trào “Học tập tốt – Rèn luyện tốt” của sinh viên, ngay trong đầu tháng 11, các hoạt động đã được triển khai theo kế hoạch và được cán bộ, viên chức giảng viên và sinh viên nhiệt tình hưởng ứng.
Phong trào thi đua “Dạy tốt – Phục vụ tốt” trong cán bộ, viên chức, giảng viên diễn ra vô cùng sôi động. Giảng viên tích cực đổi mới, đa dạng hóa hình thức, phương pháp giảng dạy, miệt mài nghiên cứu tài liệu, cập nhật kiến thức mới để có những tiết giảng hay, khơi dậy tinh thần học tập và sáng tạo của sinh viên. Trong khuôn khổ của Hội thi giảng viên dạy giỏi năm học 2023-2024, tháng 11 đã diễn ra các tiết giảng mẫu của giảng viên các khoa: Cơ khí, Công nghệ thông tin,... Các bài giảng được chuẩn bị công phu, áp dụng công nghệ linh hoạt và sáng tạo, với phong thái tự tin, các giảng viên đã thể hiện tốt năng lực chuyên môn cũng như phương pháp sư phạm trong tiết giảng. Cùng với đó là các hoạt động chuyên môn như: tổ chức hội thảo khoa học cấp khoa, cấp bộ môn; chuẩn bị các nội dung cho hoạt động đánh giá năng lực thực hành, thực nghiệm của giảng viên; nhiều đề tài, công trình nghiên cứu khoa học cấp khoa, cấp trường đang được hoàn thiện,…
Đối với cán bộ, viên chức các phòng, phong trào “Phục vụ tốt” được hưởng ứng thực hiện tốt: tận tụy, sáng tạo trong công việc; thực hiện văn hóa công sở: trang phục lịch sự, tác phong nhanh nhẹn, giao tiếp nhã nhặn với đồng nghiệp, thân thiện với sinh viên.... cán bộ, viên chức giảng viên luôn tích cực trồng và chăm sóc cây xanh, sắp xếp dọn dẹp văn phòng ngăn nắp, khoa học tại phòng làm việc... đã tạo nên một môi trường Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp... hoạt động thi đua sôi nổi của cán bộ, viên chức giảng viên đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng đào toàn diện của của Nhà trường.
Song song với phong trào “Dạy tốt – Phục vụ tốt” của cán bộ, viên chức giảng viên, phong trào “Học tập tốt - Rèn luyện tốt” trong sinh viên cũng được các Liên chi đoàn hưởng ứng nhiệt tình. Đầu tháng 11, trên giảng đường, sinh viên thực hiện nề nếp học tập, trong lớp lắng nghe thầy cô giảng, tích cực trao đổi bài học. Tại các Trung tâm thực hành, thực nghiệm, sinh viên cùng các thầy cô say sưa, miệt mài học tập để rèn luyện kỹ năng chuyên môn. Ngoài những giờ học trên giảng đường, sinh viên lựa chọn Trung tâm thư viện là nơi lý tưởng để học, đọc, nghiên cứu giáo trình, tài liệu... chuẩn bị cho kỳ thi kết thúc học phần, phấn đấu đạt kết quả học tập cao nhất trong kỳ thi, như những món quà dành tặng các thầy giáo, cô giáo vào dịp lễ lớn.
Để tạo nên không khí vui tươi, sôi nổi chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2023, đồng thời tạo môi trường sư phạm văn hóa, thân thiện giữa cán bộ, viên chức giảng viên và sinh viên. Công đoàn và Đoàn thanh niên Nhà trường tổ chức các hoạt động chào mừng có ý nghĩa thiết thực.
Đối với hoạt động văn hóa – văn nghệ, Công đoàn trường tổ chức “Hội diễn: Vũ điệu sắc màu” dành cho cán bộ, viên chức giảng viên Nhà trường. Các tổ Công đoàn đã phát động đến từng đoàn viên tích cực tham gia và tổ chức luyện tập. Cứ mỗi buổi chiều, trên khắp khuôn viên Nhà trường lại rộn ràng lời ca, tiếng hát và những điệu nhảy hiện đại... tạo nên không khí vui tươi, phấn khởi chào mừng ngày lễ lớn. Không chỉ có các thầy cô tham gia mà còn có sinh viên các liên chi đoàn cũng nhộn nhịp tập luyện để phục vụ cho chương trình kỷ niệm 41 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2023).
Trong không khí thi đua sôi nổi đó, không thể thiếu các phong trào thể dục - thể thao của cán bộ, viên chức giảng viên và sinh viên Nhà trường. Nhà trường lên kế hoạch tổ chức giải bóng đá nam cụm trường Chí Linh nhằm giao lưu, học hỏi và nêu cao tinh thần đoàn kết giữa các trường trong cụm; khoa Giáo dục chính trị và Thể chất tổ chức “Giải bóng chuyền hơi sinh viên”... các giải đấu đã thu hút đông đảo cán bộ, viên chức giảng viên và sinh viên tham gia tập luyện và thi đấu. Cùng với đó, các liên chi đoàn Khoa cũng tích cực tham gia vào các hoạt động của Đoàn thanh niên tổ chức như: Hoạt động team building (khoa Điện); Cuộc thi the Face “khoa Kinh tế”; “Giải bóng đá nam sinh viên” của khoa Ô tô và khoa cơ khí... Khắp nơi trên các góc sân trường sau những giờ học trên giảng đường là những buổi tập luyện sôi nổi của các liên chi đoàn để chuẩn bị cho chương trình đồng diễn: “SDU – khát vọng - Tỏa sáng” – chương trình thu hút hàng trăm sinh viên các khoa tham gia.