TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Các bước học tập PLC

Thứ ba - 03/08/2021 09:25

BƯỚC 1 : CHỌN HÃNG PLC ĐỂ HỌC 

 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất PLC như : Mitsubishi, Siemens, Delta, Omron, Keyence, LS… Đối với những người mới bắt đầu học PLC thì luôn có băn khoăn là “Nhiều loại PLC như thế thì nên bắt đầu học loại nào trước ? ”

Bạn đừng quá hoang mang, có nhiều loại PLC như vậy nhưng tất cả các hãng đều có chung nguyên lý và chức năng. Khi mới bắt đầu thì bạn nên chọn một loại thông dụng nhất để học vì :

Thứ nhất : Dòng thông dụng có nhiều người sử dụng nên khi gặp khó khăn trong quá trình học bạn có nhiều người để hỏi

Thứ hai : Bạn có thể tìm thấy nhiều tài liệu trên google vì là dòng phổ biến nên hãng sẽ cung cấp rất nhiều tài liệu cho người dùng

Thứ ba : Sau khi học xong bạn có thể áp dụng vào thực tế vì các dòng thông dụng đó được sử dụng nhiều trong các hệ thống thực tế.

Hiện nay có hai hãng PLC thông dụng nhất đó là : Mitsubishi của Nhật Bản và Siemens của Đức. Ta chọn một trong hai hãng này để học đều được. Trong hai hãng đó lại có các dòng vậy ta nên chọn dòng nào ?

Chọn Mitsubishi :
➤ Nếu bạn là sinh viên, nên chọn dòng Fx vì học dòng PLC này giúp sinh viên tiết kiệm được chi phí nếu phải mua đồ để tự thực hành

➤ Nếu bạn là người đi làm, có thể chọn dòng Fx hoặc dòng Q tùy vào công việc thực tế của bạn. Nếu công việc của bạn là chế tạo máy đơn giản thì chọn dòng Fx. Nếu bạn làm những dây chuyền hoặc hệ thống lớn thì chọn dòng Q

Chọn Siemens :

➤ Nếu bạn là sinh viên ta nên chọn dòng S7-1200

➤ Nếu là người đi làm ta nên chọn dòng S7-1200 hoặc S7-300

BƯỚC 2 : XÁC ĐỊNH KHUNG CHƯƠNG TRÌNH HỌC PLC

Khi ta đã xác định học một dòng PLC nào rồi thì điều quan trọng hơn nữa là học như thế nào ? Bắt đầu từ đâu ?

Tất cả các dòng PLC để có chung nguyên lý hoạt động cũng như chắc năng. Vậy để học một loại PLC thì ta nên đi theo chức năng mà một con PLC có. Ta đi từ chức năng cơ bản cho đến nâng cao dần. Dưới đây là một khung chương trình chuẩn để ta học một loại PLC

Phần cơ bản :

???? Cách đấu nối phần cứng PLC

???? Tìm hiểu các dạng dữ liệu sẽ sử dụng trong lập trình PLC

???? Lệnh logic cơ bản : NO, NC, Coil, Timer, Couner

???? Lệnh toán học : Add, Sub, Mul, Div

???? Phương pháp để triển khai một bài lập trình trong thực tế

Phần nâng cao :

???? Tín hiệu analog

???? Hight Speed Counter (HSC)

???? Điều khiển Servo, Step

???? Thuật toán PID

???? Truyền thông công nghiệp

BƯỚC 3 : ÁP DỤNG VÀO THỰC TẾ

Trong mỗi nội dung trên, để học cách sử dụng từng lệnh thì rất đơn giản . Nhưng trong thực tế, một project ta phải sử dụng nhiều lệnh và khi sử dụng nhiều lệnh kết hợp với nhau thì độ phức tăng lên rất nhiều. Vậy nên để học tốt được PLC ta nên tìm các bài tập, các yêu cầu thực tế để áp dụng và thực hành lệnh đó luôn. Điều đó sẽ giúp ta hiểu sâu về lệnh hơn và tạo cho ta một kĩ năng lập trình.

 

Ví dụ :

+ Khi học đến phần tiếp điểm NO, NC, Coil thì ta liên hệ đến các bài toán thực tế như : đảo chiều động cơ, bật động cơ tuần tự, bài toán điều khiển hệ thống xylanh, bài toán phân loại sản phẩm…

+ Khi học phần Timer thì ta có các bài tập như : Đèn giao thông, khởi động sao – tam giác…
Nguồn atvn

Tác giả bài viết: Phongvu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây