TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ - CƠ SỞ GIÁO DỤC THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN - HỢP TÁC SÂU RỘNG - PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Ngành KTĐK&TĐH

NGÀNH KỸ THUẬT ĐIỀU KHIỂN VÀ TỰ ĐỘNG HÓA: CHÌA KHÓA ĐỂ THÀNH CÔNG
 
Khoa Điện Trường Đại học Sao Đỏ với trên 50 năm xây dựng và phát triển; năng lưc, trình độ, đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất của khoa không ngừng lớn mạnh cả về quy mô và chất lượng đào tạo.
Trình độ đào tạo các ngành gồm:
1. Trình độ thạc sĩ: Ngành Kỹ thuật điện tử
2. Trình độ đại học gồm 02 ngành:
- Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử có 4 chuyên ngành (Tự động hóa; Hệ thống điện; Đo lường & điều khiển tự động; Thiết bị điện – Điện tử.
- Ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa;
3. Trình độ Cao đẳng gồm 02 ngành:
- Ngành Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử
- Ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa
Trong xu thế hội nhập toàn cầu, Việt Nam đang tích cực, chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư. Bất cứ ngành nghề kỹ thuật nào cũng cần đến điều khiển và tự động hóa. Hệ thống điều khiển và tự động hóa có mặt trong mọi dây chuyền sản xuất của tất cả các ngành kinh tế. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, ngành này luôn có thu nhập cao và không bao giờ sợ thất nghiệp trong hiện tại và cả tương lai.
Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa là ngành học nghiên cứu, thiết kế, vận hành các hệ thống tự động, dây chuyền sản xuất tự động tại các nhà máy xi măng, sắt thép, nước giải khát,… và thiết kế, điều khiển, chế tạo robot, quản lý sản phẩm tại các công ty trong nước và quốc tế. Ngành này luôn gắn liền với các quá trình sản xuất trong công nghiệp, nơi mà các thao tác của con người sẽ được thay thế hoàn toàn bằng các hoạt động của máy móc, robot tự động; giúp tăng năng suất lao động, giảm thiểu nhân công, thời gian và chi phí.
Chương trình đào tạo ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa tại Trường Đại học Sao Đỏ trang bị cho sinh viên kiến thức về: lý thuyết mạch điện - điện tử, kỹ thuật đo lường và các hệ thống cảm biến thông minh, các hệ thống mạng truyền thông công nghiệp, phương pháp điều khiển truyền thống và hiện đại, lập trình tự động hóa các dây chuyền sản xuất công nghiệp, điều khiển điện tử công suất và truyền động điện,... Học ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa sinh viên được đào tạo từ cơ bản đến chuyên sâu về thiết kế, lắp đặt, lập trình, vận hành, kiểm tra, chẩn đoán, bảo trì, bảo dưỡng các hệ thống điều khiển tự động và dây chuyền sản xuất trong công nghiệp và dân dụng.
Sinh viên ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá sẽ được cung cấp các kiến thức hiện đại hiện nay như: Điều khiển công nghiệp và Robot (điều khiển Robot, tay máy robot công nghiệp, SCADA, CNC,...); Hệ thống điều khiển thông minh (PID, mạng neurol, điều khiển phản hồi,..); Các hệ thống điều khiển thời gian thực dựa trên nền tảng máy tính (PLC, vi điều khiển, FPGA, các hệ nhúng,…); Đo lường điện, điện tử, cảm biến, điện tử công suất, truyền động điện, tự động hóa khí nén; Các chuẩn truyền thông trong công nghiệp như MODBUS, PROFIBUS, CAN bus,….
Đội ngũ giảng viên: có 32 cán bộ giảng viên, trong đó có 12 tiến sĩ, 20 thạc sĩ có đủ trình độ và nhiều kinh nghiệm trong đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong công tác giảng dạy, Khoa có sự hợp tác với các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp lớn ở trong nước và quốc tế như: tập đoàn An Phát, công ty cổ phần Lilama 69-1, Công ty cổ phần Công nghệ cao Vĩnh Phúc, Tập đoàn Hòa Phát; Cơ quan hợp tác Quốc tế Nhật Bản JICA; Trường Đại học Hankuk (Hàn Quốc); Đại học khoa học Mokpo (Hàn Quốc), Trường Đại học Khoa học và Công nghệ quốc gia Seoul (Hàn Quốc); Tập đoàn Vingroup, công ty TNHH Regina Miracle International Việt Nam, Công ty TNHH Samsung Việt Nam, Công ty TNHH Canon Việt Nam, Tập đoàn khoa học kỹ thuật Hồng Hải, Hiệp hội xúc tiến Internship Asean,…
Hệ thống phòng thực hành, thí nghiệm hiện đại như: Thực hành tự động hoá quá trình sản xuất; điều khiển điện - khí nén; tin học ứng dụng; cảm biến và đo lường; vi xử lý – vi điều khiển; điều khiển Logic và PLC; thực hành công nghệ cao; điện tử kỹ thuật số/tương tự; mạng truyền thông công nghiệp,… Các phòng thực hành, thí nghiệm được đầu tư đồng bộ với các trang thiết bị tiên tiến, hiện đại từ các hãng có uy tín như: Samsung (Hàn Quốc);  Siemen (CHLB Đức); Omron (Nhật Bản),…phục vụ trực tiếp các hoạt động thực hành, thí nghiệm và nghiên cứu khoa học cho giảng viên và sinh viên.
Về hoạt động khoa học và công nghệ luôn được lãnh đạo Khoa đặc biệt quan tâm, tạo điều kiện nhằm phát huy khả năng chuyên môn, sự sáng tạo của giảng viên cũng như rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên. Bên cạnh nhiệm vụ học tập và nghiên cứu khoa học, sinh viên còn có cơ hội tham gia các câu lạc bộ như: CLB Robocon; CLB khởi nghiệp; CLB Tiếng Anh; CLB truyền thông,… Liên chi đoàn, Liên chi hội đã tổ chức các hoạt động giúp sinh viên ngoài việc trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ còn là nơi để rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, phẩm chất chính trị, phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
Vị trí làm việc sau khi tốt nghiệp
- Cán bộ kỹ thuật tại các phòng kỹ thuật; cán bộ quản lý tại các doanh nghiệp trong và ngoài nước (Công ty điện lực; Công ty nhiệt điện, thủy điện; Trung tâm điều độ lưới điện quốc gia; Nhà máy điện mặt trời; các khu công nghiệp, nhà máy chế tạo các sản phẩm tự động hóa; Các nhà máy chế biến thực phẩm, dây chuyền sản xuất vật liệu xây dựng, dây chuyền sản xuất các thiết bị điện tử dân dụng; Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài,...).
- Cán bộ tư vấn, thiết kế, thi công, vận hành, bảo trì, sửa chữa, giám sát các hệ thống điều khiển tự động và dây chuyền sản xuất, các dự án phát triển sản xuất.
- Tự tạo lập doanh nghiệp về sản xuất hoặc kinh doanh trong lĩnh vực điều khiển và tự động hóa.
- Làm công tác giảng dạy, nghiên cứu tại các cơ sở đào tạo và Viện nghiên cứu.
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây