Tuy nhiên, nhiều người vẫn còn ngần ngại hiến máu nhân đạo vì vẫn còn một số thắc mắc. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn có một hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa và tốt cho sức khỏe.
1. Máu là gì?
Máu là một tổ chức di động được tạo thành từ thành phần hữu hình là các tế bào (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu) và huyết tương.
2. Chức năng của máu?
Chức năng chính của của máu là cung cấp các chất nuôi dưỡng và cấu tạo các tổ chức cũng như loại bỏ các chất thải trong quá trình chuyển hóa của cơ thể.
Có 2 hệ nhóm máu liên quan đến truyền máu là hệ ABO và Rh.
+ Hệ ABO gồm các nhóm máu:
O (44.42%)
A (34.83%)
B (13.61%)
AB (7.14%)
+ Hệ Rh bao gồm:
Rh+ (99,96%)
Rh-(0,04%)
- Như vậy cộng đồng người có 8 nhóm máu khác nhau là: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O-
- Những nhóm máu có khả năng cho hay nhận được nếu có sự tương thích hồng cầu.
Bảng tương thích hồng cầu:
Theo WHO, hiện nay nhu cầu sử dụng máu ở Việt Nam khoảng 1600 đơn vị nhưng số lượng máu hiến chỉ đạt 30% nhu cầu sử dụng, điều này khiến cho cuộc sống của những người bệnh cần truyền máu bị đe dọa từng ngày.
3. Ai có thể tham gia hiến máu nhân đạo?
- Người hiến máu khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh tật
- Nam tuổi từ 18 – 60
- Nữ tuổi từ 18 – 55
- Huyết áp không thấp, không cao (tối đa > 100 mHg và < 140 mHg)
- Mạch từ 60 – 90 lần/ phút.
- Cân nặng > 45 kg. Với người đã hiến máu an toàn hoặc cân nặng > 50 kg có thể hiến 350ml máu/ lần.
- Với người hiến máu nhắc lại thì phải đảm bảo khoảng thời gian cách lần hiến máu trước tối thiểu là 84 ngày.
4. Máu hiến tặng sẽ qua những xét nghiệm gì?
Máu hiến sẽ được đem đi xét nghiệm các loại bệnh như HIV, virus viêm gan B, viêm gan C, giang mai, sốt rét,… Kết quả xét nghiệm sẽ được giữ kín và thông báo riêng đến bạn. Trường hợp bị mắc các bệnh trên, bạn sẽ được tư vấn miễn phí về cách điều trị.
5. Hiến máu có hại gì không?
Trong các tế bào, hồng cầu chứa 70% sắt trong cơ thể con người. Hầu hết mọi người (nhất là nam giới) có thừa sắt trong máu của mình. Nếu trong máu vượt quá một lượng sắt nhất định có thể kích thích sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, gây ra thay đổi tế bào, phá vỡ chức năng tế bào bình thường và làm tăng nguy cơ một số bệnh mạn tính, như bệnh tim và ung thư… Khi cho máu loại bỏ được một lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể.
Hiến máu sẽ giúp chức năng cơ thể của bạn hoạt động hiệu quả hơn bằng cách bổ sung thêm nguồn cấp máu thường xuyên. Thông thường, cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho, và tất cả các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4 - 8 tuần. Quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cũng như làm việc hiệu quả hơn.
6. Lưu ý trước và sau khi hiến máu
- Đêm hôm trước ngày hiến máu không thức quá khuya, nên ăn nhẹ và không uống rượu bia.
- Trong 2-3 ngày đầu sau hiến máu nên sinh hoạt nhẹ nhàng, nghỉ ngơi nhiều hơn bình thường, tránh các hoạt động gắng sức, các trò chơi mang tính đối kháng đòi hỏi tốn nhiều thể lực: đá bóng, tập tạ, không leo trèo cao, không thức quá khuya, không uống rượu bia.
- Những ngày đầu sau khi hiến máu, các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường không hề gây ảnh hưởng đến các chức năng sống của cơ thể.
- Một số ít trường hợp những ngày sau hiến máu cảm thấy lo lắng và hơi mệt mỏi, nên bình tĩnh và yên tâm, đây chỉ là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể biểu hiện đang trong quá trình phục hồi và tái tạo máu. Nếu yên tâm, tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi tốt thì những biểu hiện này sẽ nhanh chóng qua đi.
Hiến máu cứu người là một nghĩa cử cao đẹp, rất nhân đạo và đầy tính nhân văn, vì vậy nếu mỗi chúng ta thấy sức khoẻ tốt, không có các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu, đạt tiêu chuẩn hiến máu thì có thể đăng ký tham gia hiến máu ngay tại trường Đại Học Sao Đỏ vào hôm nay.
Xin đừng ngần ngại hiến máu cứu người, máu của bạn là vô giá với người bệnh đấy! Bạn sẽ cứu sống được 3 người với mỗi lần hiến máu, và hiến máu còn tuyệt vời đến mức không chỉ có lợi cho người nhận mà còn có lợi cho người hiến.